Có rất nhiều khách hàng gọi điện cho chúng tôi hỏi rằng: Sơn sàn gỗ là gì? Sơn như thế nào? Quy trình của sơn sàn gỗ ra sao? Loại sàn nào thì có thể sơn lại được?
Để trả lời cho những câu hỏi trên, chúng tôi mời các bạn tham khảo bài viết sau đây. Hi vọng sẽ giải quyết được phần nào những thắc mắc của các bạn.
Trước tiên chúng ta tìm hiểu xem Sơn sàn gỗ là gì nhé!
Sơn sàn gỗ là việc làm mới Sàn gỗ bằng cách phun bằng máy (hoặc dùng chổi sơn, con lăn) tác động lên bề mặt Sàn gỗ cũ với lớp sơn PU cao cấp, tạo nên độ bóng mịn và tạo màu sắc tươi mới cho Sàn gỗ cũ.
Vậy, cách sơn Sàn gỗ sẽ ra sao?
Vâng, sơn Sàn gỗ hiện nay thường được áp dụng theo hai cách khác nhau đó là:
* Sử dụng máy phun sơn:
Về mặt kỹ thuật, thì sơn Sàn gỗ bằng máy phun thường được khuyến khích hơn là bằng các cách sơn khác, vì nó tạo ra được bề mặt láng mịn, lớp sơn phủ được đều hơn, độ bám dính tốt hơn.
Tuy nhiên, việc sơn Sàn gỗ thường được áp dụng cho các loại Sàn gỗ cũ, đang sử dụng, trong nhà thường sẽ có rất nhiều vật dụng, đồ đạc, việc sơn lại sàn bằng máy phun sơn dường như sẽ gây bất lợi và ảnh hưởng rất nhiều tới vật dụng trong nhà của bạn.
* Sử dụng chổi sơn, con lăn:
Việc dùng chổi sơn để sơn Sàn gỗ cũ là giải pháp tích cực, tối ưu nhất cho việc làm mới lại Sàn gỗ nhà bạn mà không ảnh hưởng tới bất cứ một vật dụng gì khác trong nhà bạn, dù là vật dụng có gam màu trắng sáng cũng không thành vấn đề với phương pháp sơn này. Kể cả tường nhà bạn là tường mới sơn, hay tường đang dán giấy dán tường.
Bên cạnh việc sử dụng chổi sơn, bạn cũng có thể dùng con lăn để sơn những mảng Sàn gỗ lớn, con lăn cũng là một dụng cụ rất hữu ích cho việc sơn Sàn gỗ, nó vẫn đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật và tiến độ thi công cũng sẽ nhanh hơn rất nhiều
Dùng con lăn để sơn những mảng sàn lớn mang lại hiệu quả công việc cao
Quy trình sơn lại Sàn gỗ cũ thế nào?
Để đảm bảo cho Sàn gỗ giữ được màu luôn tươi mới và sáng bóng, tuổi thọ cao, cần phải tuân thủ theo đúng quy trình như sau:
- Trước tiên, cần làm sạch lại mặt sàn: Việc làm sạch lại mặt sàn rất quan trọng, việc này sẽ loại bỏ toàn bộ bụi bẩn bám trên mặt sàn, bạn có thể dùng khăn, miếng rửa bát, hoặc cây chổi lau nhà để lau sạch mặt sàn, giúp cho khâu tiếp theo sẽ đạt được kết quả tốt.
- Thứ hai là làm nhám lại bề mặt sàn: Việc làm nhám mặt sàn có tác dụng tẩy lớp cứng hay lớp chống xước đã được phủ trên Sàn gỗ cũ, tạo lớp ma sát để lớp sơn mới bám được chắc chắn, như vậy lớp sơn mới sẽ được bền hơn. Bạn có thể dùng giấy ráp mịn đánh mặt sàn thủ công bằng tay, hoặc dùng máy chuyên dụng để làm nhám bề mặt sàn.
- Tiến hành làm sạch lại mặt sàn: bằng chổi lau, hoặc bằng máy hút bụi, sau đó dùng khăn lau lại toàn bộ mặt sàn một lần nữa, đảm bảo mặt sàn hoàn toàn sạch trước khi tiến hành bước tiếp theo
- Tiến hành sơn lớp sơn lót đầu tiên: Lớp sơn lót rất quan trọng, vì nó là lớp sơn đầu tiên được phủ lên bề mặt sàn gỗ, có tác dụng bảo vệ và làm cho những lớp sơn tiếp theo được bền đẹp hơn.
- Chà nhám lại lớp sơn lót đã phun trước đó.
- Phun lớp sơn màu
- Phun lớp phủ bóng và cứng để tạo độ bóng và bảo vệ bề mặt sàn tránh trầy xước.
Như vậy là chúng ta đã có được một mặt sàn hoàn hảo sau khi trải qua những công đoạn như trên
Vậy, với công nghệ sơn sàn gỗ cũ như trên, thì sẽ được áp dụng cho loại sàn gỗ nào?
Hiện nay trên thị trường có hai loại sàn gỗ chủ đạo đó là sàn gỗ công nghiệp và sàn gỗ tự nhiên.
Về mặt cấu tạo thì sàn gỗ công nghiệp đã được qua các công đoạn xử lý và ép vân với bề mặt Laminate vô cùng cứng cáp, việc tái sử dụng khi bề mặt hỏng là vô cùng khó khăn và hầu như không thực hiện được.
Còn sàn gỗ tự nhiên thì chỉ được qua xử lý tẩm sấy, sơn mặt bằng sơn UV, PU nên bề mặt có phần mềm hơn và dễ trầy xước hơn, nhưng tính năng tái sử dụng của nó thì lại vô cùng hữu ích, chúng ta hoàn toàn có thể xử lý lại bề mặt bằng cách sơn lại cho sàn gỗ luôn được mới sau thời gian dài sử dụng.